Phân biệt xe gắn máy vs mô tô với quy định giới hạn tốc độ 40 km/h

Như các bạn cũng đã biết, Bộ GTVT vừa ban hành quy định mới về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ, có hiệu lực thi hành từ 15/10/2019.

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thay thế Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Để giảm thiểu tối đa những rủi ro khi các phương tiện vận chuyển tham gia giao thông, vừa qua Bộ GTVT vừa ban hành quy định xe gắn máy không được phép chạy quá 40km/h. Thông tin này hiện đang thu hút nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng.

Bảng giá xe moto 2019

Xe gắn máy không được chạy quá 40km/h

Hiện nay, khi liên tục xảy ra những trường hợp đáng tiếc trong quá trình tham gia giao thông, Bộ GTVT đã vừa ban hành Thông tư 31 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Những quy định này sẽ bắt đầu có hiệu lực thi hành từ 15/10/2019.

Được biết, tất cả các loại xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) tốc độ tối đa không được vượt quá 40km/h.

Xe gắn máy KYMCO LIKE 50 cc không cần bằng lái và yêu cầu người cầm lái trên 16 tuổi.

Phân biệt xe gắn máy vs xe mô tô

Một số người tỏ ra lo ngại vì bỗng chốc tốc độ xe của mình bị giới hạn chỉ còn 40km/h. Điều này sẽ khiến cho việc di chuyển mỗi ngày của họ bị chậm trễ hơn so với thời gian ban đầu.

Thế nhưng, trái ngược lại hoàn toàn với các bình luận tiêu cực, một vài cư dân mạng đã sáng suốt nhận ra điểm đúng đắn của quy định giao thông mới này. Thực ra, cư dân mạng đang bị nhầm tưởng giữa các khái niệm xe mô tô và xe gắn máy.

Vì xe gắn máy ở đây là những xe có dung tích dưới 50 phân khối, với thiết kế vận tốc tối đa không hơn hơn 50km/h. Những xe phần lớn thuộc dạng moped hay còn gọi là xe đạp máy. Xe gắn máy hiện nay cũng bao gồm cả xe máy điện.

Và dường như mọi người đã nhầm khái niệm này với xe mô tô hiện tại. Vì mô tô chính là các dòng xe máy đang lưu hành bởi theo cách gọi của phần đông người sử dụng. Xe có dung tích trên 175cc được gọi là mô tô phân khối lớn.

Vậy nên, rất nhiều đã lên tiếng ủng hộ sau khi hiểu được vấn đề chính xác của quy định lần này. Họ mong rằng với những cải cách tích cực trong các bộ luật sẽ khiến có mỗi người tham gia giao thông đều ý thức được hành vi điều khiển xe một cách an toàn của mình.

Chi tiết Thông tư 31/2019 của Bộ GTVT 

Thông tư 31/2019 của Bộ GTVT có hiệu lực từ ngày 15/10/2019 tới, sẽ thay thế Thông tư 91/2015, quy định chi tiết hơn đối với tốc độ tối đa được phép của từng loại phương tiện. Thông tư 31/2019 còn quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông ứng với từng tốc độ cụ thể của xe, trách nhiệm của các cơ quan thẩm quyền quản lý và đặt biển báo tốc độ ở từng loại đường cụ thể.

Đối với quy định tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông, quy định tại Thông tư 31/2019 vẫn giống như quy định hiện hành, nhưng cụ thể hơn với từng chủng loại xe với các mức tốc độ tương ứng.

Xe đi trong khu đông dân cư, có 1 làn xe cơ giới chỉ được chạy tối đa 50km/h

Cụ thể: Thông tư quy định tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn là 90 km/h tại đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên. Tại đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới, các loại xe trên được chạy với tốc độ tối đa là 80km/h.

Đối với xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc) được phép lưu thông với vận tốc tối đa 80 km/h tại đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên. Tại đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới được chạy với tốc độ tối đa là 70km/h.

Xe ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông) lưu thông với vận tốc tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên; Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Xe ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc lưu thông với vận tốc tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên; Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Đối với tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 60 km/h. Tại đường hai chiều; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, vận tốc tối đa 50 km/h. Riêng xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, tốc độ tối đa cho phép là 40 km/h.

Xe chạy từ 100 -120km/h phải giữ khoảng cách tối thiểu với xe đi trước 100m

Cùng đó, Thông tư 31/2019 cũng quy định về khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện cùng tham gia giao thông.

Cụ thể: Xe chạy với tốc độ 60 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu sẽ là 35 m. Xe chạy với tốc độ lớn hơn 60 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 80 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 55 m. Xe chạy với tốc độ lớn hơn 80 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 100 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m. Xe chạy với tốc độ lớn hơn 100 km/giờ và nhỏ hơn hoặc bằng 120 km/giờ, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100 m.

[fbcomments url="" width="100%" count="on" num="5" countmsg="wonderful comments!"]