Dán decal tem trùm có bị phạt không?

Dán decal tem trùm có bị phạt không? đó là câu hỏi nhiều bạn lo lắng khi thay đổi tem và màu sắc zin của xe. Nếu dán tem trong, hoặc dán tem logo, tem xương cá, tem vành… thì không bị phạt, nhưng nếu dán decal thay đổi màu toàn bộ, hoặc sơn tem airbrush thì sẽ bị phạt.

Cập nhật: Theo Nghị Định 46 có hiệu lực từ  1/8/2016, từ việc vượt đèn vàng bị phạt..cho đến việc độ xe, thay đổi cấu trúc xe, sáng tạo xe cũng sẽ có nguy cơ bị tịch thu luôn mà không cần lời giải thích. Theo đó thì ngoài buông cả hai tay khi đang lái, dùng chân lái xe, ngồi về 1 bên lái xe, nằm trên yên lái xe, thay người lái khi đang chạy, quay người về phía sau hoặc bịt mắt lái xe, lạng lách đánh võng, chạy bằng 1 bánh, đua xe chạy tốc độ quy định bị tịch thu xe….thì “lái xe loại sản xuất, lắp ráp trái quy định” cũng quy vào tội phải thu giữ phương tiện. Đây có lẽ sẽ là đòn đánh chí mạng vào giới chơi xe độ tại VIệt Nam…  việc dán decal, nâng cấp động cơ hay thay đổi ngoại hình, âm thanh…cũng có thể quy vào tội sản xuất, lắp ráp trái quy định.

Việc gián Decal xe máy hiện đang rất phổ biến, không chỉ những chiếc xe mới mà cả những chiếc xe máy cũ cũng có nhiều nhu cầu về việc gián decal xe máy. Tuy nhiên có một điều nhiều người khi đi dán decal có thắc mắc là việc dán decal có bị cảnh sát giao thông phạt hay không? Và nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?

Dán decal tem trùm có bị phạt không?

Ảnh minh hoạ Ninja ZX-10R với bộ tem xanh nhôm trắng
Ảnh minh hoạ Ninja ZX-10R với bộ tem xanh nhôm trắng

Việc thay đổi toàn bộ màu xe khi dán decal như thế này cần phải đăng ký với cơ quan quản lý nếu không muốn bị cảnh sát giao thông phạt

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 55, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định

“Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu,tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”

exciter-150-do-dep-motosaigon-1
Ảnh minh hoạ

Có nên dán tem trùm không?

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP cũng có quy định

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:a) Tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe;
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồngđối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tươngtự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Lắp kính chắn gió, kính cửa của xe không phải là loại kính an toàn;
  • Tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe;”

Như vậy áp dụng với việc dán decal chúng ta có thể hiểu như sau:

Winner 150 đỏ đen sơn mâm và dán tem decal Repsol
Ảnh minh hoạ

Đối với việc dán tem trong (dán lớp nhựa hoặc nilong trong, không màu) thì sẽ không bị cảnh sát giao thông phạt

Dán tem xe: Việc dán tem xe chỉ dừng lại ở việc dán thêm một số tem logo, hoặc tem xương cá, tem trên vành…những chi tiết rất nhỏ và còn giữ nguyên màu sắc, kết cấu xe như quy định trong giấy đăng ký xe máy thì cũng sẽ không bị phạt

Dán decal màu toàn bộ hoặc vẽ airbrush: Việc dán decal hoặc vẽ sơn lên xe khiến màu xe bị thay đổi theo đăng ký xe máy sẽ bị phạt. Để không bị phạt, trước khi thay đổi màu xe (tức là dán decal hoặc vẽ sơn) thì cần phải đăng ký với cơ quan quản lý, và đăng ký màu sơn muốn sơn, hoặc vẽ, dán decal….

Nếu trên đăng ký xe ghi có màu”xanh – đen – bạc” thì không phân biệt “xanh lá cây – Đen – Bạc”, “Đen – Xanh da trời – Bạc”, “Bạc – Đen – xanh lam”.

Nghị định 46/2016/NĐ-CPPhạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông, tuy nhiên thời hạn của hình phạt bổ sung có sự thay đổi đó là bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Nghị định 46 có hiệu lực áp dụng từ 01/8/2016 thay thế cho Nghị định 171.

[fbcomments url="" width="100%" count="on" num="5" countmsg="wonderful comments!"]