Kinh nghiệm và Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Kỹ thuật Off-road – MotoSaigon xin chia sẻ với anh em cùng đam mê bộ môn Offroad một số kiến thức và kinh nghiệm Offroad cơ bản của Biker Quách Thanh Bình VMS. Có thể nói bước chuẩn bị quyết định 70% bạn có thành công với bộ môn này hay không, vì thế trước khi lên xe để luyện tập, hãy chuẩn bị kỹ.

Sand Riding Training chương trình rèn luyện kỹ năng lái moto trên cátOffroad School Viet Nam – Trường đào tạo lái xe địa hình chuyên nghiệp chính thức khai trương

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Bảo hộ người:

Mũ ADV thiên về công năng, lật hàm hay hơn full-face vì những chuyến đi dài có nhiều tình huống mà mở được cái hàm lên nó tiện lắm. Đi ADV bạn cũng ko phóng đến tốc độ của Sport nên hàm lật cũng đủ an toàn rồi. Mũ ADV thường có peak (lưỡi chai) như mũ cào cào. Phần để che nắng, nhưng chức năng chính là để khi bạn đi sau xe khác ở những cung lầy lội, bùn đất bắn lên thì bạn chỉ cần cúi đầu xuống là ngăn ko cho đất bám vào kính, ko thì lại phải dừng lại lau chùi, khá mất thời gian.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Thêm nữa là khi chạy trong rừng, cành lá đập vào thì cũng cúi xuống, peak che cho kính khỏi bị xước. Mũ ADV nên càng thoáng càng tốt, chạy chậm khỏi nóng. Nếu có điều kiện mua mũ đắt tiền, lớp lót bên trong cực quan trọng, kháng khuẩn và hút mồ hôi, đem lại cảm giác thoải mái cực kỳ, tháo lắp dễ dàng để giặt. Mũ đểu tháo lắp 1 thời gian nó bong tróc, rách tùm lum. Nhưng cũng nhiều mũ xịn quá ko hợp với điều kiện VN, rất nóng và nặng.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Tiếp theo là giày, giày ADV nên cao cổ, chống nước. Đế giống đế giày leo núi, có độ mềm nhất định phòng khi cần đi bộ và cũng bám chắc hơn khi bạn cần chống chân cho xe. Nên có lớp nhựa cứng gia cố ở cổ chân để khi chống đỡ xe hoặc xe đè vào cũng đỡ chấn thương. Có lót Gortex thì tốt. Không nên chơi giày offroad chuyên nghiệp, trông hoành tráng, cổ rất cao, nhưng rất nặng và nóng, đi lại khó khăn.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Quần áo rộng rãi thoải mái một chút, không cần ôm như Sport, nên có Gortex chống mưa, giáp nói chung cần nhẹ, ko cần quá an toàn như đồ Sport.

Bảo hộ xe:

Xe ADV cũng thường có cái mỏ đằng trước, phía dưới đèn pha để bùn đất khỏi bắn lên đèn. Lốp ADV bề rộng nhỏ hơn lốp chạy phố, có rãnh to sâu 1 chút giúp cào bùn, đất, cát. Cái này tùy khẩu vị từng người và tùy cung đường mà chọn lốp cho phù hợp, có lúc 50% on 50% off có cung thì 90-10. Nhưng nói chung không nên dùng lốp cho xe chạy phố, gặp đường xấu rất cực.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Khung chống đổ nên bảo vệ được máy và 2 bên bình xăng, chống đổ phải lắp vào khung, không bắt vào máy. Tấm nhôm hoặc thép bảo vệ gầm sẽ rất hữu ích. Bảo vệ tay lái phải là loại có lõi kim loại chứ không phải chỉ là nhựa.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Thùng xe nên lắp chắc chắn, nếu có độ rơ sẽ tạo âm thanh rất khó chịu trên chặn đường dài. Thùng càng to thì cản gió càng lớn, chạy tốc độ vừa phải thôi. Nếu chạy offroad nhiều thì nên buộc túi mềm 2 bên, không nên lắp thùng hông.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Đèn đóm thì càng sáng càng tốt, miễn là trong giới hạn công suất điện ắc quy cho phép. Lắp đèn nên tính toán để khi đổ xe đèn khó bị va chạm. Nếu được thì lắp đèn sao cho hướng ánh rọi theo hướng đánh lái chứ nhiều khi vào cua chỗ cần nó không sáng, chỗ sáng lại không cần.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Nếu thích offroad nặng thì nên có vành căm, lốp săm. Vành căm chắc hơn vành đúc nhiều và chẳng may có hơi cong méo thì lốp săm bên trong vẫn giữ kín hơi, đi được, chứ lốp không săm là chịu không đi được.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Lên xe:

Đầu tiên cần nhắc lại là pkl nói chung luôn đỗ xe gài số 1, tắt máy, đừng về mo, chống chôi, giống như kéo phanh tay trên oto vậy.

1. Kỹ năng đầu tiên cần luyện cho offroad là Đứng Lái-Đi Chậm. Tại sao lại phải đứng lái đi chậm, vì offroad là đường xấu nên phải đi chậm. Mà đi chậm thì khó giữ thăng bằng hơn đi nhanh. Khi đứng lên, lực toàn bộ người bạn dồn vào chỗ để chân chứ không phải vào yên xem điều này giúp hạ thấp trọng tâm xe nên dễ giữ thăng bằng hơn. Thứ 2 là khi đứng bạn dễ dàng điều lực qua lại giữa 2 bàn chân cũng giúp giữ thăng bằng tốt hơn. Bên cạnh đó, đứng lái cũng giúp hấp thụ những cú sốc tốt hơn, đỡ mệt người.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Tập ở đường bằng trước, cài số 1, lái bằng côn, ít dùng ga. Tư thế đứng phải thật thoải mái, nếu có chân chống giữa, dựng nó lên và tập đứng. Đứng thật cân bằng và thẳng người trên xe, gối hơi trùng tì nhẹ vào bình xăng, lưng thẳng, tay thả lỏng , đầu hướng thẳng về phía trước, đừng cúi xuống. Tập đứng thật thoải mái và cân bằng, người khác có rung lắc xe bạn vẫn đứng thoải mái. Không đứng trên gót chân mà đứng trên phần gan bàn chân. Sau đó bắt đầu chuyển qua tư thế hơi cúi xuống, tay cầm lấy tay lái, đánh lái sang 2 bên và cảm nhận thật thoải mái, lỏng, không hề phải tì tay vào tay lái. Nếu tay lái của bạn thấp quá khiến người phải nhoài về phía trước nhiều, lực tì vào tay thì phải nâng tay lái lên đến độ thoải mái thì thôi. Tiếp theo là chỉnh tay côn, phanh lên xuống đến góc phù hợp sao cho khi đứng bóp côn, phanh nhẹ nhàng, dễ dàng, không gập cổ tay. Chỉ bóp côn, phanh bằng 1-2 ngón tay. Tay côn mà nặng thì khó chạy offroad vì lái offroad dùng côn là chính.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Đừng nghĩ việc hại côn, những chiếc ADV luôn phải thiết kế côn nhiều lá và to hơn bình thường để chịu độ trượt lớn, bên cạnh đó bạn nên định kỳ vệ sinh, kiểm tra lá côn và đảo vị trí lá sau mỗi 2-3 lần thay dầu (tùy cường độ chạy off). Cũng đừng nghĩ đến việc sợ phải bung xe, ko dám mở cái nắp bưởng côn ra, đã chơi off thì phải hiểu về xe, mở cái nắp đó ra không ảnh hưởng gì đến máy ở trong cả, dầu luôn được đựng hầu hết ở đáy máy, chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đừng để bụi bẩn đất cát lọt vào là được, khi đóng nắp lại nên có một lớp keo chuyên dụng giúp hàn kín xung quanh nắp, tránh chảy dầu.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Chỉnh chân côn và chân phanh sao cho khi đứng vẫn móc số và nhấn phanh dễ dàng. Bắt đầu tập lái đứng, cố gắng chạy chậm nhất có thể, chậm hơn người đi bộ càng tốt. Mỗi khi dừng lại cố giữ thăng bằng ở tư thế đứng im một chút trước khi hạ người chống chân xuống đất. Đánh lái qua lại, di chuyển lực đứng linh hoạt giữa 2 chân sao cho giữ thăng bằng được càng lâu càng tốt. Bạn có thể đổ xe vài lần khi tập động tác này, đây cũng là bước quan trọng vì bạn sẽ làm quen với việc đổ xe khi chạy off và nhẩy người ra khỏi xe, tránh bị xe đè. Tập xe ở nơi nền đất, không có đá sỏi, có cỏ thì càng tốt để khi đổ xe ko gây thiệt hại gì (mà nói rồi, xót xe không chơi được trò này đâu). Khi đã quen quen rồi, mỗi khi đi phố tắc đường mình đều tập bài này để dần thấy tự tin hơn. Cố gắng ít dùng ga thôi, chủ yếu lái bằng côn. Đi đường đẹp bằng phẳng thì để ga tầm 1200-1500 vòng/phút ok, khi chạy off đường xấu hoặc bùn lầy, lên xuống dốc có thể giữ ga to hơn để có nhiều lực hơn 2500 v/p trở lên và điều chỉnh côn để tăng giảm lực kéo.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Khi đã tự tin với bài đứng lái đi chậm, bạn sẽ thấy đứng lái dễ giữ thăng bằng hơn ngồi lái nhiều, giống đứa trẻ tập đi, ban đầu nó rất sợ ngã, nhưng đi được rồi chẳng đứa nào muốn bò nữa. Tự dung mỗi khi đi chậm phản xạ cơ thể đều muốn đứng lên lái.

2. Dựng Xe Khi Đổ: thường thì có anh em giúp, nhưng cũng nên biết tự dựng xe phòng tình huống xấu, sẽ tự tin hơn khi đi tour. Nhưng ko nên lạm dụng việc tự dựng xe để tiết kiệm sức, chỉ khi thật cần với phải làm. Đầu tiên là phải tắt máy, gài số, chống trôi xe. Quặt tay lái sao cho mũi bánh xe trước cắm xuống đất, hay là gương hậu có xu hướng ngửa lên trời. Nếu ở nơi có địa hình hơi dốc, kéo xoay xe trên mặt đất sao cho xe nằm ngang dốc, bánh xe về phía địa hình thấp hơn, yên xe và bình xăng ở nơi cao hơn, sẽ dễ dựng xe lên hơn.

Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure
Kỹ thuật Off-road cơ bản cho Adventure

Đứng ở bên phía yên xe, quay lưng vào phía xe, ngồi xuống, mông tì vào yên xe, một tay cầm lấy tay lái nằm sát đất, một tay nắm tay nắm yên sau cũng ở phía sát đất. Giữ lưng thẳng, tư thế như cõng bao gạo hay bao xi, đạp chân xuống đất đẩy dần xe đứng lên. Nếu xe đổ nghiêng về bên phải thì gạt chân chống hông bên trái ra ở tư thế sẵn sàng trước khi dựng xe lên, nếu xe đổ về bên trái thì khi dựng xe lên đến vị trí gần thẳng đứng mới bắt đấu lấy chân gạt chân chống bên ra để dựng xe.

3. Phanh Và Tăng Tốc khi đứng lái đều cần nhẹ nhàng từ tốn, vì nếu đã phanh gấp hay tăng tốc nhanh có nghĩa là đường đã đẹp rồi, có thể ngồi lái, không cần đứng nữa. Khi phanh thì người đu về phía sau còn khi tăng tốc đu về phía trước. Khi đã đi chậm được rồi thì tập bài này khá dễ dàng, chỉ là làm quen để biết cảm giác thôi. Phanh ưu tiên dùng phanh sau, phanh trước phải rất mềm mại, chính vì thế mà chỉ nên dùng 1-2 ngón tay thôi, một khi mất lái bánh trước là dễ xoè, nhưng bánh sau có hơi quá tí thì trượt cũng chẳng vấn đề gì. Đằng nào thì bạn cũng phải làm quen với các động tác văng đít khi tập lái nâng cao. Tăng tốc khi đứng lái thì vừa phải thôi, nó không cần gắt như chạy onroad đâu. Có tăng tốc nhanh cũng chẳng đi nhanh hơn được, quan trọng là ít xòe và giữ tốc độ đều.

À một điều quan trọng nữa là đi offroad phải tắt ABS đi, đã xe ADV xe nào cũng phải tắt được. Tại sao phải tắt ABS, vì phanh ở đường nhựa khóa bánh thì trượt rất nguy hiểm, nhưng ở đường đất bùn hay đá dăm, khóa bánh lại sẽ giúp dừng xe nhanh hơn. Và trong một số tình huống xuống dốc, bánh sau sẽ khóa lại, chỉ trượt, nhưng bánh trước thì vẫn lăn từ từ, nếu để ABS thì nó sẽ can thiệp vào rất khó chịu. Hơn nữa lái off bạn sẽ phải làm quen với rất nhiều tính huống trượt bánh mà vẫn phải giữ thăng bằng, khi đó tự bạn sẽ không cảm thấy cần ABS nữa.

4. Leo Và Xuống Dốc. Leo dốc thì nên lấy đà, không nên đi chậm hay tăng tốc đột ngột khó giữ thăng bằng, dễ trượt bánh. Người đổ dồn về phía trước như khi tăng tốc trên đường bằng. Xuống dốc thì ngược lại người dồn về phía sau, phanh sau nhiều hơn phanh trước, giữ tốc độ hãm xe vừa phải đừng đi quá chậm. Khi gặp nguy hiểm cố gắng quay xe ngang dốc và chủ động đổ xe và người dựa vào sườn dốc, giúp dừng xe, không bị lật.

Một nguyên tắc rất quan trọng cho lái off là phải thật mềm mại, lựa theo xe và địa hình mà đi, không do dự, không đổi ý, không cố hãm hay chuyển hướng xe gắt theo ý mình vì sợ hãi, điều khiển xe như dòng nước chảy vậy, như thế mới làm chủ chiếc xe được. Khi xuống dốc thì mượn dốc để lấy đà cho đoạn lên, chứ đừng xuống thì phanh lại rồi lúc lên lại rồ ga leo lên, rất dễ ngã.

5. Vào Cua Khi Đứng Lái, bắt đầu khó hơn, ban đầu sẽ khá thiếu tự tin. Nguyên lý ngược với ôm cua onroad, on road thì người thường nghiêng vào trong cua, nhưng ở tư thế lái đứng xe nghiên vào trong cua, người không nghiêng theo xe và dồn hết lực đứng sang chân ở má ngoài cua. Đầu gối chân đó tì vào xe giúp giữ thăng bằng. Chân phía trong cua có thể rời khỏi để chân, duỗi thẳng đề phòng cho tình huống ngã. Trong bất cứ tình huống nào cố gắng luôn giữ tay thả lỏng, không ghì ghi đông, như thế điều khiển xe mới linh hoạt được. Ban đầu đi vòng vòng chậm thôi, người xoay về phía trong cua (có nghĩa là rốn bạn hướng về phía xe sẽ cua tới chứ ko phải hướng chạy thẳng của xe) đầu hướng nhìn về đích tới, đừng cúi nhìn xuống đất mà xòe. Tự tin rồi thì tăng tốc dần. Nhưng khi lên đến 20 km/h rồi bạn cần ngồi xuống đơn giản khi đã chạy được nhanh vậy có nghĩa là đường đẹp hơn rồi, không cần áp dụng nguyên lý đứng lái đi chậm nữa (với trình độ cơ bản).

6. Đường đá dăm, đá cấp phối. Đường đá dăm này không nên đi chậm quá, khó giữ thăng bằng, chạy nhanh chút dễ giữ thăng bằng hơn. Hạn chế dùng phanh, giữ khoảng cách với xe hay vật cản phía trước để khi cần có thể cho xe dừng lại từ từ, phanh gấp là sấp mặt luôn. Đá cấp phối to dần đồng nghĩa với việc bạn phải chạy chậm lại giữ ga to và âm côn để khi cần có thể tăng lực vượt đá. Đá hộc to thì để mấy anh cào cào biểu diễn, ADV xuống nổ máy dắt xe cho lành. Vì khi vướng vào khe đá to, quặt bánh xe, với xe nhẹ có thể ghìm tay lái được chứ xe to thì rất khó.

7. Đường sình lầy, trơn trượt. Đường này rất quan trọng là bạn phải biết quan sát, quyết định nhanh, dứt khoát để chọn lối đi cho xe. Đường lầy kiểu đất sét dày đặc thì phải có lốp rãnh to, giữ tốc độ đều, không nhanh quá, không chậm, luôn to ga và điều côn ít để có lực đẩy vừa phải, như thế hạn chế bùn bám vào bánh. Rất hạn chế dừng xe, mất đà, chết máy. Cứ phải đi giữ tốc độ, không đứng lái được thì ngồi xuống chân dạng rộng sang 2 bên mà đi kiểu lạch bạch như con vịt. Thà đi nhanh chút rồi xòe còn hơn đi chậm mà mắc kẹt, vì khi xe nằm xuống, dựng lên nó không bị găm bánh sâu vào bùn, vẫn dễ thoát lầy chứ nó mà kẹt sâu dưới bùn kéo lên được cũng ốm.

Đường này thường có vết bánh oto đi trước tạo thành những rãnh sâu, nếu rãnh không sâu quá thì cứ chui vào giữa cái rãnh đó mà đi. Vì sao, vì những chỗ đó xe to nó rẽ bớt bùn sang 2 bên rồi, bùn sẽ mỏng hơn, mặc dù có thể tạo thành vũng nước, xe vài tấn nó đã qua được thì xe mình nhẹ, có tốc độ có đà chắc chắn qua được. Nhưng phải tự tin và cứ đâm lao phải theo lao thôi, do dự là bể kèo ngay. Lấy đà để có tốc độ tương đối rồi đều ga mà cố vượt qua thôi, chẳng may không qua được thì phải dừng lại ngay, đừng có cố mà bánh xe đào thành hố tự chôn mình luôn. Đừng thấy những sống trâu trông khô khô mà tưởng bở trèo lên, sẽ có 2 trường hợp: một là mô đất cứng thì nó sẽ rất trơn sang 2 bên, đi lên đó cực dễ xòe; hai là trông tưởng khô nhưng thực ra nó là cái đất xét mà các bánh xe khác nó dồn lên mà thành, đi vào nó mới lún xuống thì nhục.

 

Lại có những đoạn đường bùn mỏng, mịn, dẻo kẹo, rất trơn, dưới lớp bùn mỏng vẫn là đất cứng hoặc đá. Đi loại này còn khốn nạn hơn vì không sợ sa lầy nhưng rất dễ xòe. Nếu đi bằng phẳng còn đỡ, lên xuống dốc 1 chút, cua 1 chút thì khả năng ngã là rất cao. Mà cái loại bùn đấy nó khốn nạn là đổ xe rồi muốn dựng lên cũng khó, nó cứ trơn tuồn tuột, ko có điểm tựa mà dựng xe lên. Loại này thì lại phải đi rất chậm, không chơi kiểu lấy đà như kiểu kia được, cứ từ từ từng bước đều đều mà đi thôi, có dấu hiệu trượt là dừng xe ngay, chỉnh cân xe rồi từ từ đi tiếp.

8. Lội qua dòng nước, đi phượt hay có những dòng sông suối nhỏ người ta không làm cầu qua mà làm đường lội qua thôi. Nước nhỏ đi được, nước lớn thì nghỉ. Với loại này, phải hiểu rõ chiếc xe của bạn, họng lấy gió nằm ở đâu, hướng thế nào. Như em Tiger của mình thì nó nằm trong 1 cái hộc dưới yên xe, cạnh bình ắc quy, hướng về phía sau. Như vậy khi chạy nước có chẳng may lên tới đó thì cũng khó chạy ngược theo ống để vào hộp lọc gió được. Nước ngập 2/3 bánh xe, xe mình vẫn chạy tốt. Nhưng với 1 em khác ko phải ADV ví dụ như BMW R1200R đời 2014 trở về trước thì cái ống lấy gió nó lại nằm khá thấp và hướng thẳng về phía trước, khi lội nước nếu chẳng may sóng đánh từ xe đi ngược chiều táp vào sẽ rất dễ dính chưởng. Mãi đến 2015 xe này mới chịu thay đổi nâng cao cái họng lấy gió lên 1 chút.

Chạy cát và đứng lái tốc độ cao là những kỹ thuật cao hơn, mình cũng chưa có điều kiện luyện tập nhiều nên sẽ nói đến sau. Những nội dung mình đã nói đều là học hỏi được trên mạng và đã qua trải nghiệm thực tế, luyện tập lâu dài. Biết là chạy onroad thì đỡ mệt người, nhưng nếu có điều kiện bạn cũng nên trải nghiệm chạy off bằng ADV để cảm nhận những thử thách và thú vị mới. Cái gì khó mà chinh phục được nó mới càng phê.

[fbcomments url="" width="100%" count="on" num="5" countmsg="wonderful comments!"]