Những kinh nghiệm quý báu đi moto phân khối lớn !

Sau đây là những kinh nghiệm chạy xe moto phân khối lớn được tổng hợp từ các biker chia sẽ trên MXH, anh em đọc qua để bổ sung thêm kiến thức chạy moto nhé.

1. Phanh gấp

Đôi khi bạn phải dừng xe nhanh nhất có thể. Đây là một vài lời khuyên để giúp bạn và xe của bạn dừng lại tốt nhất.

1.jpg

Sử dụng cả hai phanh tới mức tối đa, chỉ phanh ngắn. Thực hành tại nơi đường rộng, mặt đường tốt, ví dụ nơi đỗ xe sạch sẽ.

Giữ xe ở tư thế thẳng và đi trong đường thẳng, và nhìn nơi bạn định đến, không nhìn lại nơi bạn vừa đi qua.

Bạn không muốn khóa phanh trước. Nếu bánh xe kêu, nhả phanh nhanh, sau đó lại phanh lại nhưng ko bóp mạnh tới mức khoá cứng.

Nếu bánh sau bị khóa, bạn đừng nhả phanh. Nếu tay lái của bạn vẫn giữ thẳng, bạn sẽ trượt trên đường thẳng, và đó là điều đúng đắn trong tình huống này. Hãy đọc tiếp và chúng tôi sẽ bàn thêm về “trượt xe”.

2. Phanh khi nghiêng xe vào cua

Bạn nên cố gắng tránh điều này, nhưng đôi khi lại cần thiết.

Bạn có thể phanh (bằng cả hai phanh) khi nghiêng xe, nhưng bạn phải làm từ từ và với lực nhỏ hơn nếu xe đứng thẳng.

Để có hiệu quả phanh xe tối đa trong trường hợp khẩn cấp (nếu các điều kiện giao thông và lòng đường cho phép), dựng xe thẳng lên, phanh cứng.

3. Trượt xe

Trượt xe – đó là khi tim bạn nhảy điệu cha cha cha trong ngực vì các bánh xe mất ma sát! Bạn có thể gặp mảng cát trên đường cua ở núi hoặc vũng dầu khi bạn đang chuẩn bị dừng. Đó là nỗi kinh hoàng khi đi xe máy, nhưng bạn có thể giải quyết nó cực kỳ dễ dàng như sau.

3.jpg

Trên đường quốc lộ, cát trong góc trượt, lái nhẹ vào hướng trượt (nếu bạn nghiêng xe sang bên trái và trượt sang bên phải, rẽ tay lái một chút về phía phải). Bạn có thể làm sạch mảng cát, các lốp sẽ bám chặt đường lại, xe sẽ đứng thẳng, và bạn sẽ tiếp tục đi được.Nếu bạn bị hơi trượt một chút trong khi phanh để dừng lại, khi một hoặc cả hai bánh bị khóa, bạn sẽ cần các bánh này tiếp tục quay => Nhả phanh ngay lập tức và bạn sẽ có sự bám đường trở lại.

Tại tốc độ cao hơn, khi sự bám đường vẫn tốt và bánh sau bị trượt khi phanh cứng thì bạn lại không được nhả phanh sau.

Nếu bánh sau của bạn đang bị trượt và quay tại chỗ vì lốp xe đang ở chỗ trơn, hãy giảm ga. Bánh xe quay tại chỗ cũng khó điều khiển như khi bánh bị khóa.

4. Lái xe qua đoạn đường xấu

Đây là một vài quy tắc đơn giản bạn nên tuân thủ khi phải đối mặt với cát, bùn, nước hoặc bất kỳ bề mặt lỏng nào hay vật cản nào trên đường.

4.jpg

– Về số và lái chậm trước khi bạn đến gần khu vực nguy hiểm.

– Tại đoạn đường đó nếu có đường nhánh, hãy đảm bảo rằng những người lái xe biết là bạn đang đi chậm.

– Cố vượt qua bề mặt xấu mà vẫn giữ thẳng lái, hoặc ít nhất không thay đổi hướng hoặc tốc độ.

– Luôn sẵn sàng để giữ xe thăng bằng.

– Nếu bạn đang đi thẳng và phải vượt qua chướng ngại vật đang nằm ngang trên đường, như khúc gỗ (nhỏ thôi, to thì đừng cố nhé ), cục gạch hãy đứng lên và dồn trọng tâm của bạn về phía sau yên xe khi bánh trước leo lên chướng ngại vật. Điều này sẽ làm cho bánh trước vượt qua dễ dàng hơn. Sau đó bạn lại dồn trọng tâm về phía trước để giúp cho bánh sau của bạn cũng vượt qua như thế.

– Đừng tăng tốc cho đến khi xe của bạn vượt qua chướng ngại vật hoàn toàn.

5. Qua đường cầu gồ ghề và vượt rãnh nước mưa

Các cầu mắt lưới thép có thể cực kỳ yếu. Hãy giữ đều ga và giữ xe chạy thẳng. Đừng nắm chặt tay lái quá. Nếu tay lái có rung, đừng sợ. Đó là phản hồi tự nhiên từ lốp xe đang đi trên hàng ngàn hình vuông nhỏ.

5.jpg

Khi trời mưa hoặc sau những cơn mưa mặt đường trơn làm cho việc điều khiển moto gặp khó khăn, tuy nhiên với một số loại đường như đường Bê tông của Việt Nam, luôn có những rảnh nhỏ chạy ngang đường, những rãnh này có tác dụng thoát nước, ngoài ra chúng còn giúp cho oto không bị trượt khi trời mưa. Như vậy cũng bớt lo Tuy nhiên khả năng bám đường của lốp xe đối với các rãnh này thường phụ thuộc vào kiểu talông lốp xe. Đôi khi bạn có cảm giác xe đang bị xịt lốp, với chuyển động một bên đi tới đi lui. Đừng lo lắng, bạn hãy giữ xe thẳng. Đừng bỏ tay lái. Chẳng có gì nguy hiểm với những rãnh nước mưa cả

6. Trời mưa

Hãy lấy ngay đồ đi mưa mà bạn đã chuẩn bị trước. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng găng tay và ủng đi mưa của bạn vừa khít. Nếu không nó có thể làm cho bạn giảm khả năng phanh và di chuyển.

6.jpg

Phải thật cẩn thận khi trời bắt đầu mưa. Khi nước mưa rơi xuống chỗ trũng trên đường, chất cặn dầu của động cơ ngấm trong mặt đường sẽ trôi lên phía trên. Sễ rất trơn đấy! Người lái xe khôn ngoan sẽ dừng xe và dùng một tách cà phê khi trời bắt đầu mưa, và biết đâu, mưa sẽ tạnh sau khoảng 15 phút, và bạn thậm chí sẽ không càn phải mặc áo mưa nữa.

Sau 1 lúc, dầu sẽ được rửa trôi ra khỏi đường. Tuy nhiên, độ bám của bánh xe trên mặt đường ướt không được tốt như lúc khô ráo. Hãy cẩn thận.

7. Gió mạnh

7.jpg

Gió mạnh có thể gây ra nhiều vấn đề cho người lái xe. Gió tạt ngang mạnh có thể làm cho việc lái xe không được thuận lợi. Gió bão là tồi tệ nhất. Bạn sẽ phải dựa một chút vào cơn gió để giữ thăng bằng cho xe của bạn. Giữ xe bên phía đường mà gió có thể đến, đặc biệt chú ý trong trường hợp luồng gió mạnh sẽ làm bạn bị di chuyển ra ngoài một chút. Hãy cố gắng phán đoán tình huống và phải sẵn sàng phản ứng.

8. Động vật sang đường

Vấn đề lớn nhất là đối với vật nuôi trong gia đình: ví dụ như chó mèo. Chúng có vẻ rất khoái đuổi theo xe, không thì cũng lang thang trên đường giao thông. Đừng để điều đó làm cho bạn bị rối trí và khiến bạn bị ngã xe.

8.jpg

Dưới đây là 3 quy tắc :

  • Hãy chạy chậm lại trước khi bạn đến gần con vật.
  • Không được – xin nhắc lại – không được đá vào con vật.
  • Nếu con vật có vẻ sẽ chặn trước đầu xe bạn, thì hãy tăng tốc chỉ khi bạn đã đến rất gần nó. Như thế sẽ thoát khỏi nó mà nó ko kịp phản ứng gì làm ảnh hưởng đến bạn.

Nếu có con vật nhỏ nhảy ra trước mặt bạn trên đường làng, nhưng vẫn còn xa ở phía trước thì không phải lo lắng vội, mà hãy coi chừng những con khác sau nó. Chúng thường đi cùng nhau. Lao xe vào bọn nó là một cách hung bạo chỉ nhằm mục đích để đặt chúng trên bàn ăn.

9. Nổ lốp xe

Nếu bạn chạy với lốp xe chất lượng tốt, hãy giữ chúng ở áp suất hợp lý và thay lốp đúng quy định của nhà sản xuất, như thế nguy cơ bị nổ lốp xe là rất nhỏ.

9.jpg

Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra đối với lốp của bạn thì bạn phải xử lý một cách nhanh chóng và hợp lý.

Không được xử dụng phanh, cố gắng hãm phanh chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Nếu bạn buộc phải sử dụng phanh, hãy phanh với bánh mà ko bị nổ lốp và hướng xe vào nơi có thể dừng lại an toàn.

Giảm tốc độ từ từ, việc giảm tốc độ đột ngột có thể làm cho xe của bạn mất kiểm soát.

Hãy giữ vững tay lái, việc quá hoảng sợ có thể xảy ra trước khi lốp xe bị nổ của bạn bung ra khỏi vành, do đó bạn chỉ cần quan tâm đến việc giữ bánh trước hướng thẳng về phía trước cho tới khi bạn dừng lại.

10. Kẹt dây ga

Hầu hết những người chạy xe đều đã từng nghĩ về vấn đề tồi tệ này, nhưng ít ai có đc kinh nghiệm về nó.

10.jpg

Đó là lý do tại sao xe môtô hiện nay đều có công tắc tắt nguồn ở bên phải tay lái. Đó là để đề phòng cho trường hợp khẩn cấp. Bạn hãy tập làm quen với việc sử dụng công tắc đó. Không ai mong chuyện kẹt dây ga, nhưng nếu xảy ra thì bạn cũng đã biết cách xử lý.

Khi xe bạn bị kẹt dây ga, ko còn điều chỉnh đc nữa, hãy nhấn nút tắt máy và bóp côn (lúc đó xe chắc chắn đang cài số, bạn ko muốn 1 pha hãm số đột ngột có thể hất bạn ra khỏi xe chứ) sau đó hãy tìm một nơi an toàn để cho xe dừng lại.

11. Đứt dây côn

Hãy tưởng tượng bạn đang đi xe ở số 5, bạn muốn về số, nhưng bạn bóp côn thì ôi thôi, dây côn của bạn chưa bao giờ nhẹ đến thế, đơn giản là nó đã đứt và sẽ ko còn giúp gì cho bạn được nữa.

Điều chỉnh ga 1 chút là bạn có thể về đạp trả số dễ dàng (Trả số sống).

Nếu bạn có bàn chân đủ nhạy cảm thì bạn thậm chí có thể về mo (neutral) trước khi dừng xe.

[fbcomments url="" width="100%" count="on" num="5" countmsg="wonderful comments!"]