Tìm hiểu thông số dầu nhớt cho xe máy – xe Moto PKL? Bạn đã hiểu rõ các chỉ số ghi bên bình dầu nhờn?… Cùng Motosaigon (MOS) tìm hiểu về các loại dầu nhớt cho moto nhé.
Trong động cơ, dầu nhớt có nhiều tác dụng như bôi trơn, làm mát, làm kín, làm sạch, chống gỉ… Tuy nhiên, tác dụng lớn nhất vẫn là giảm ma sát giữa các bộ phận trong động cơ nên độ nhớt là chỉ tiêu quan trọng nhất khi nói đến chất lượng của nó. Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ, tức là sẽ đặc lại khi nhiệt độ xuống thấp và ngược lại sẽ loãng ra khi nhiệt độ tăng.
Cấp nhớt (phẩm chất nhớt) là gì?
Theo tính năng cấp chất lượng, các nhà sản xuất lại thống nhất phân theo tiêu chuẩn của Viện dầu khí Hoa Kì API (American Petroleum Institute)
Cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là chữ “S” đầu ví dụ: SA, SB, SC, SE, SF, SG, … cho đến cấp chất lượng SN Plus (đụng nóc)
(hiện tại chỉ có mỗi dầu nhớt dành cho xe hơi mới có cấp chất lượng đụng nóc này (trong đó Castrol Magnatec với cấp chất lượng API SN Plus hiện đang được phân phối rộng rãi bởi WASHPRO. Vietnam ). Còn các dầu nhớt thông dụng cho xe máy thường là SF và SG.
API cho động cơ diesel ký hiệu là chữ “C” đầu ví dụ: CA, CB, CC, CD, …
Người ta vẫn thường gọi chỉ số này là Phẩm chất nhớt hay Cấp nhớt, cấp nhớt càng cao thì phụ gia càng nhiều và cao cấp, đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt của các chi tiết máy xe đời mới.
JASO (chữ viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization) đây là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản. Có nhiều tiêu chuẩn của JASO, tuy nhiên đối với loại xe 4 thì là JASO MA, còn xe 2 thì là JASO “FC”.
Theo độ nhớt động học cho dầu động cơ của Hiệp Hội Kỹ sư ô tô SAE (Society of Automotive Engineers) đưa ra. Cấp độ nhớt SAE biểu thị cho độ đặc loãng của dầu nhớt. Đây cũng là cách phân loại đơn giản và phổ biến mà ta hay thấy trên tất cả các nhãn chai.
Có 2 loại dầu cơ bản như sau: Dầu đơn cấp và Dầu đa cấp.
Dầu đơn cấp
Loại dầu đơn cấp thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, máy tĩnh tại… thường có ký hiệu như SAE 30, SAE 40, SEA 50… Ở đây ta hiểu số đứng sau “SAE” càng lớn có nghĩa là nhớt càng đặc và khả năng bôi trơn càng tốt.
Các loại nhớt đơn cấp chỉ bảo đảm là đạt độ nhớt ở nhiệt độ cao còn khi nhiệt độ xuống thấp thì có thể quá đặc gây khó khăn cho việc khởi động và bôi trơn đến các bộ phận khác của động cơ.
Dầu đa cấp
Để khắc phục nhược điểm trên người ta dùng nhớt đa cấp, vừa bảo đảm độ nhớt phù hợp để bôi trơn tốt động cơ ở nhiệt độ cao vừa bảo đảm nhớt không quá đặc ở nhiệt độ thấp nhằm giúp xe dễ khởi động và vận hành. Dầu thô sau khi được chưng cất, nhà sản xuất sẽ thêm các chất phụ gia khiến cho nó thích nghi với điều kiện nhiệt độ tốt hơn so với dầu đơn cấp (cho phép trong khoảng -300C đến 60, 700C).
Sau chữ SAE trên bình nhớt là những kí hiệu như 5W30, 10W40, 20W50…Lấy số đứng trước chữ “W” trừ đi 30 là nhiệt độ mà dầu động cơ đó có thể khởi động lúc lạnh, chữ số càng nhỏ thì biên độ nhiệt cao giúp xe khởi động dễ dàng. Còn chữ số đằng sau “W” càng lớn thì nhớt càng đặc, càng nhỏ thì càng loãng. Ở Việt Nam thì chỉ có loại 15W hay 20W vì nhiệt độ thường không quá thấp và giá của 2 loại này cũng ở mức vừa phải. Ví dụ, 5W30 tức là loại dầu này sẽ khởi động tốt ở -25 độ C trở lên và khá loãng.
Nhiệt độ của biểu đồ trên tính theo độ F.
Với các dòng xe mô tô phân khối lớn, có nhiều loại nhớt thường được dùng như: Shell Advance Ultra, Repsol Moto Racing 4T, Motul 300V, TOP 1 Evolution Moto, Liqui Moly VTwin…chất lượng các hãng nhớt uy tín phải bảo đảm đáp ứng đúng các yêu cầu kỹ thuật bởi các tiêu chuẩn SAE và API nên về cơ bản là tương đương nhau. Tuy nhiên mỗi sản phẩm của từng hãng có thể được thiết kế đặc biệt để mang lại lợi ích cho từng dòng xe khác nhau mà nhà sản xuất muốn hướng đến. Hiện tại thì Motul 300V, Repsol MotoRacing 4T, Shell Advance Ultra… được nhiều người ưa chuộng bởi chất lượng tốt và sự phù hợp với thời tiết nóng như Việt Nam.
Ví dụ 2 bình nhớt trên là nhớt đa cấp với thông số SAE 5W40
Xe chạy trong thành phố nên dùng nhớt loãng hơn xe chạy đường trường
Với xe cũ hoặc vận hành trong điều kiện đường xấu, nhiều dốc, ẩm ướt hoặc bụi bặm thì cần cần thay dầu sớm hơn. Xe chạy trong thành phố với chế độ chạy/dừng liên tục cần thay dầu thường xuyên hơn so với xe chạy đường trường tốc độ ổn định và nên dùng dầu loãng (chữ số sau W nhỏ: 15W20, 15W30 là tốt nhất để xe dễ khởi động sau khi dừng đèn giao thông. Còn khi đi phượt nên chọn nhớt đặc hơn, khi máy nóng nhớt sẽ loãng ra là vừa, tránh hiện tượng “gào máy”.
Thay dầu là một trong những việc thường xuyên phải làm khi chăm sóc động cơ đối với những người đi ôtô, xe máy. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu cặn kẽ về những tính năng, cũng như thông số ghi trên sản phẩm này. Và cách chọn lựa tốt nhất vẫn là dùng sách hướng dẫn sử dụng và sự tư vấn của các chuyên gia. Tùy theo điều kiện làm việc của động cơ theo số km, khí hậu và nhiệt độ môi trường mà bạn có thể chọn loại dầu nhớt tốt nhất.
Clip dầu nhớt bôi trơn các bộ phận trong động cơ
Theo Nhotmoto.com