Tìm hiểu về 9 loại động cơ MOTO.

Cùng MotoSaigon.vn tìm hiểu về 9 loại động cơ đốt trong dùng cho xe máy phổ biến được phân loại theo tiêu chí cách sắp đặt xi-lanh. Ưu điểm và nhược của từng động cơ, Các mẫu xe sử dụng động cơ tương ứng.

motosaigon_engine_dong_co.gif

1. Động cơ xi-lanh đơn:

Động cơ xi-lanh đơn thường thấy trên các dòng xe dirt-bike, scooter và đặc biệt trên chiếc Honda CBR150R CBR250R, Fz16, Fz150, KTM Duke v.v…

Với ưu điểm nhỏ gọn, nhẹ và đơn giản, cung cấp momen xoắn tốt tại vòng tua thấp tuy nhiên nhược điểm khi làm việc động cơ bị rung động khó triệt tiêu nên thường có trên những chiếc xe địa hình, những dòng xe phổ thông có phân khối nhỏ.

1.jpg

2. Động cơ 2 xi-lanh thẳng hàng:

Động cơ 2 xi-lanh thẳng hàng thường thấy trên các mẫu xe cổ điển của Triumph, Kawasaki Ninja 300, Yamaha R25.

Ưu điểm: đơn giản, gọn nhẹ và đủ đáp ứng công suất vừa phải.
Nhược điểm: Rung động nên khó triệt tiêu độ chuẩn xác.
Thường sử dụng cho các dòng xe sử dụng hàng ngày, di chuyển với quãng đường xa.

2.jpg


3. Động cơ V-twin:

Động cơ V-twin thường thấy trên các dòng xe Ducati, Harley-Davision và Moto Guzzi.
Ưu điểm: Cân bằng giữa công suất và momen xoắn, thích hợp cho những xe có trọng tâm thấp. Theo MotoSaigon được biết, Động cơ V-Twin trên nhiều chiếc Ducati như Monster 796, do vị trí đặt Xylanh trước gần như song song với mặt đất tạo thành hình chữ L nên có thuật ngữ L-Twin.

Thường sử dụng cho các dòng Cruisers. Đề pa nhanh hơn dòng 4 máy, như Ducati Monster 796 đề pa mạnh hơn Cb1000, Z1000….

3.jpg

4. Động cơ Boxer:

Động cơ Boxer là biểu tượng đặc trưng của các dòng xe đến từ BMW, một số dòng xe của Ural, Dnepr… của Liên Xô.

Ưu điểm: Cân bằng, momen xoắn lớn.
Nhược điểm: Chiều rộng động cơ lớn.
Đặc trưng trên những chiếc BMW Adventure, sidecar BMW, sidecar Ural, Dnepr, BMW R 1200R..

4.jpg

5. Động cơ 3 xi-lanh thẳng hàng:

Động cơ 3 xi-lanh thẳng hàng thường dùng trên Triumph Triple 675R, Benelli, Yamaha FZ9, Mv Agusta Brutale 800 v.v…

Ưu điểm: Cân bằng động tốt với trục cơ phân bố góc 120-độ cho mỗi xi-lanh. Khắc phục ưu nhược điểm giữa động cơ V-twin và 4 xi-lanh.

5.jpg

6. Động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng:

Động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng thường thấy trên các mẫu xe thể thao của Nhật như Honda CB750, Z1000, Cb1000, Yamaha R1, R6, Honda CBR1000 RR, CBR600 RR v.v…

Ưu điểm: Động cơ hoạt động trơn tru và mạnh mẽ, âm thanh hú thích tai 😀
Nhược điểm: Kích thước lớn hơn so với động cơ V-Four cùng dung tích.
Thường sử dụng cho những mẫu xe thể thao dung tích từ 600 phân khối trở lên.

6.jpg

7. Động cơ V-Four:

Động cơ V-Four thường thấy trên mẫu Yamaha V-max, Honda VFR

Ưu điểm: Mạnh mẽ, hoạt động bền bỉ mượt mà.
Nhược điểm: Nặng và phức tạp hơn động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng
Thường có trên những mẫu sport-touring..

7.jpg


8. Động cơ 6 xi-lanh nằm ngang:

Động cơ 6 xi-lanh nằm ngang khá hiếm, nhưng vẫn được sử dụng trên các mẫu moto có phân khối lớn đặc biệt là các dòng cruiser..

10.jpg


9. Động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng:

Động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng có trên các mẫu xe: Honda CBX, RC166, BMW K1600…

Ưu điểm: Độc đáo, hoạt động trơn tru, đạt tốc độ cao.
Nhược điểm: Phức tạp và kích thước lớn.
Thích hợp cho những mẫu xe touring hiệu năng cao, thực hiện những hành trình dài.

9.jpg

Tùy vào sở thích và cách chạy của mỗi người mà sẽ chọn cho mình con xe với động cơ phù hợp, Như thích đề pa nạp nhanh, thích tiếng máy dòn và liên hồi của Ducati, thích tiếng hú và vận hành êm ái của 4 xylanh thẳng hàng, thích tiết kiệm nhiên liệu với 1 xylanh v.v… Nếu có điều kiện các mems MotoSaigon nên trải nghiệm hết các động cơ để cảm nhận được sự thú vị của từng loại.

Các bạn cùng thảo luận, chia sẻ cảm nhận riêng mà bạn đã trải nghiệm với từng động cơ nhé. Welcome…

Motosaigon.vn

[fbcomments url="" width="100%" count="on" num="5" countmsg="wonderful comments!"]