Tìm hiểu hệ thống chống trộm Honda Ignition Security System HISS là gì?

Tìm hiểu hệ thống chống trộm Honda Ignition Security System HISS là gì?

HISS là gì? Hệ thống chống trộm Honda Ignition Security System viết tắt là HISS của thương hiệu xe Nhật Bản vốn đã rất nổi tiếng trên thị trường nhờ khả năng hoạt động thông minh và đặc biệt hiệu quả. Hãy cùng MotoSaigon tìm hiểu HISS là gì? và “đào sâu”  hơn về hệ thống chống trộm thông minh HISS này.

Hệ thống chống trộm HISS đã được kích hoạt
Hệ thống chống trộm HISS đã được kích hoạt

HISS là gì?

Hệ thống chống trộm HISS này lần đầu được Honda sử dụng trên những dòng xe mô tô phân khối lớn trong giai đoạn năm 1999 – 2000. Có thể kể đến một vài cái tên nổi bật như Honda CBR 929 hay naked bike Honda Super Four.

Honda CBR 929
Honda CBR 929

Người lái có thể dễ dàng kích hoạt hệ thống chống trộm HISS trên xe bằng cách cắm chìa khóa vào khe khởi động và đợi cho đến khi đèn báo màu đỏ xuất hiện thì rút chìa khóa ra. Đèn báo màu đỏ này thông báo rằng hệ thống HISS đã được kích hoạt và sẵn sàng hoạt động.

HISS là gì? hệ thống chống trộm của Honda Moto pkl
HISS là gì? hệ thống chống trộm của Honda Moto pkl

Khác hoàn toàn với những gì chúng ta biết về hệ thống chống trộm với khóa chìa, khóa từ; HISS lại hoạt động đồng bộ nhờ 3 thành phần chính bao gồm chìa khóa, ổ khóa và một bộ phận kiểm soát.

Chìa khóa

Không cần giải thích quá nhiều về thành phần này. Cụ thể, đây là một chìa khóa thông thường nhưng được tích hợp 1 con chip chứa mã số nhận dạng riêng đối với từng chiếc xe. Mã số nhận dạng trong con chip này đã được Honda mã hóa để có thể dễ dàng xác định chiếc xe phù hợp. 

Ổ khóa

Bộ phận ổ khóa trong hệ thống chống trộm HISS còn được coi là 1 chiếc anten, có chức năng nhận diện chip đã được mã hóa trong chìa khóa. Khi người lái thực hiện thao tác cắm chìa khóa vào khe khởi động, ổ khóa này sẽ ngay lập tức kiểm tra mã số nhận dạng trên chip và truyền thông tin tới bộ phận kiểm soát (ECU).

2014 CBR1000RR Fireblade SP

Bộ phận kiếm soát (ECU)

Bộ phận kiểm soát hay còn được gọi là ECU, lúc này sẽ nhận dạng những thông tin về mã số trên chip được ổ khóa truyền tới. Nếu mã số này trùng lặp với những gì được lập trình trong ECU, chiếc xe sẽ có thể nổ máy và di chuyển một cách bình thường. Ngược lại, chiếc xe sẽ không thể khởi động bằng bất cứ cách nào khác, do ECU đã rơi vào trạng thái vô hiệu hóa.

[fbcomments url="" width="100%" count="on" num="5" countmsg="wonderful comments!"]