[Nón bảo hiểm] Quan điểm sai lầm về chuẩn DOT và cụm từ “Made in” P2

Phần 2: Quan điểm về cụm từ “Made in”

Không biết đây là lần thứ bao nhiêu mình chia sẻ về điều này, nhưng mình tin rằng vẫn còn nhiều anh chị em chưa biết về nó.

Cụm từ “Made in” chỉ ra nơi mà sản phẩm được gia công và xuất xưởng. Điều đó không có nghĩa, Made in China thì sản phẩm đó của China, do hãng của China sản xuất ra.

Câu nói cửa miệng: ” Đó là Hàng Trung Quốc, đừng mua!!” khá quen thuộc với hầu hết người Việt Nam. Nhưng bạn có thực sự hiểu rõ thế nào là “Hàng Trung Quốc” không?!
Mình xin phân tích và chia cụm từ “Hàng Trung Quốc” ra 2 loại tách biệt rõ ràng:

non-bao-hiemẢnh minh hoạ

1. “Hàng Trung Quốc” 100% nghĩa đen: là SP được gia công tại Trung Quốc, thương hiệu của người Trung Quốc lập ra, khâu kiểm định đánh giá chất lượng cũng do doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhận. Nghĩa là sản phẩm 100% nguồn gốc từ Tung Của. Chất lượng thì có thể tốt, có thể không. Mình không bàn sâu thêm về chất lượng nữa, bạn hãy tự đưa ra đánh giá của mình nhé.

2. “Hàng Trung Quốc” gia công: là AGV, HJC, là Adidas, Nike, là Apple, Samsung, Sony…vâng vâng và vâng vâng… Nhiều quá kể không hết.
Thương hiệu, nguyên liệu, dây chuyền, kiểm tra thẩm định chất lượng, kênh phân phối đều trực tiếp từ những “Ông Lớn” ngoại quốc. Chỉ nhân công và nhà máy đặt tại Trung Quốc mà thôi.

non-bao-hiem-agv-motosaigon

Tương tự, Việt Nam cũng vinh dự được gia công cho rất nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới, đặc biệt là ngành hàng may mặc như: ALPINESTARS, REVIT, HJC, NIKE, ADIDAS, LACOSTE, PUMA…. Tạo ra hàng ngàn việc làm cho lao động Việt Nam.
Ngoài Việt Nam ra, còn có Thái Lan, Indonesia, Parkistan, Ấn Độ…cũng được đặt các nhà máy gia công cho các hãng kể trên.

Có rất nhiều khách hỏi mình: ” Sao thấy đóng mác Made in Việt Nam mà lại phải nhập hàng từ Mỹ, từ Châu Âu về ?. Sao không lấy thẳng từ nhà máy ở đây mà bán, nhà máy ở Việt Nam mà. Chi cho mất công, rườm rà, tốn phí vận chuyển vậy??”

Mình xin chia sẻ quy trình Thương Mại của hàng hoá nó như vầy cả nhà ạ:
Hãng cung cấp nguyên liệu cho xưởng tại Việt Nam để gia công, sau khi xuất xưởng, hàng được kiểm tra chất lượng và xuất ngược trở lại tổng kho của hãng ở nước ngoài. Ở đó, họ kiểm tra chất lượng một vài lần nữa cùng với các khâu kiểm kê, đánh mã vạch, tem mạc…, sau cùng mới đến khâu Thương Mại, là phân phối hàng đi tất cả thị trường trên toàn thế giới.

Nghĩa là bạn không thể mua trực tiếp Sản Phẩm từ nhà máy, mà phải thông qua tổng đại lý của hãng. Đó là quy trình chung trong phương thức Sản Xuất Thương Mại của hầu như tất cả hãng lớn trên thế giới.

tim-hieu-non-bao-hiem-made-in-china-motosaigon-1Ảnh minh hoạ.

Nói đến đây chắc sẽ có bạn nghĩ đến một loại hàng là HÀNG TUỒN : là loại hàng chính hãng nhưng không chính hãng. Cụ thể, sản phẩm đó được gia công chính hãng tại Việt Nam, nhưng được công nhân nhà máy Tuồn ra ngoài để bán với giá bằng 1/3 thậm chí rẻ hơn rất nhiều so với hàng nhập chính hãng từ tổng đại lý về.

Ưu điểm thì như đã nói, giá rất hạt dẻ để mua một đôi Nike chính hãng tung tăng dạo phố. Nhưng nhược điểm thì khá nhiều, đầu tiên là số lượng ít ỏi và không có đủ size, thường là size rất to hoặc rất nhỏ. Một điều phải cân nhắc đến nữa là tỷ lệ lỗi của SP khá cao, vì những hàng đó bị đánh rớt ở khâu kiểm tra chất lượng SP khi xuất xưởng. Thêm nữa là hàng sẽ không có tem mạc chính hãng, hộp đựng thì cái có cái không. Chốt lại thì tiền nào của nấy phải không cả nhà?!

Quay lại với mặt hàng dành cho biker. Mình xin lấy HJC làm ví dụ. Hiện nay, HJC có 4 nhà máy trên thế giới, một ở Việt Nam, một ở China, hai cái ở Korea. Mỗi nhà máy sẽ nhận nhiệm vụ gia công một dòng sản phẩm nhất định. Những dòng phổ thông và trung cấp như CL-ST, IS…được gia công tại Việt Nam và China. Dòng cao cấp như RPHA sẽ được gia công tại Korea. Và dù cho được sản xuất ở nhà máy nào thì vẫn phải được kiểm định chất lượng chính hãng HJC, hàng về Mỹ sẽ được kiểm định và đóng dấu DOT, về Châu Âu sẽ đóng dấu ECER22.

non-agv-chrome-bi-bong-troc-motosaigon-1Ảnh minh hoạ. Nón AGV Corsa Mugello 2016 bị bong tróc do nhiệt

AGV cũng là một ví dụ điển hình khác. 90% sản phẩm AGV được gia công ở China, AGV mở một nhà máy rất hoành tá tràng ở China từ rất rất lâu rồi. 10% còn lại được sản xuất ở Italia, là dòng cao cấp của AGV : Corsa và Pista. Nhưng mới đây Ad nghe tin ngoài lề (chưa chính thức) là sắp tới tất cả 100% SP AGV sẽ được gia công ở China (made in china), kể cả dòng cao cấp Corsa và Pista.

Những hãng lớn như ALPINESTARS, SPEED&STRENGTH, ICON, BELL…cũng đều được đóng mác “Made in China”, “Made in Việt Nam” hay “Made in Thailand”…

Phần 1: Quan điểm sai lầm về chuẩn DOT

Kết, ngay cả mình cũng không hề thích một xíu nào với 3 chữ “Made in China”, nhưng trật tự thế giới đã sắp xếp mặc định sẵn như vậy rồi. Chúng ta là người tiêu dùng, chúng ta không thể thay đổi được điều đó. Điểm mấu chốt là chúng ta cần xác định rõ ràng và tách bạch với 2 loại hàng Trung Quốc kể trên, và mong một tương lai không xa, “Made in Việt Nam” sẽ phủ kín tất cả sản phẩm hàng hoá trên toàn thế giới. Như thế, thế giới sẽ “nhắc” đến Việt Nam nhiều hơn mỗi khi họ mua hàng, và sẽ tạo ra thêm hàng triệu việc làm cho lao động Việt Nam.  Why not us? Why not Việt Nam!

VietFullface.com & MotoSaigon.vn

[fbcomments url="" width="100%" count="on" num="5" countmsg="wonderful comments!"]