Tìm hiểu về Nhông – Sên – Đĩa

NHÔNG – SÊN – DĨA

1 bài viết khá chi tiết và bổ ích của tác giả Đoàn Bình, bài viết đề cập chiếc Suzuki EN150i , Exciter, FZ16

10549287_10201346230177295_2103264627845382713_o.jpg

Chào các bạn.

Thấy có vài anh em thắc mắc về nhông sên dĩa (NSD), tìm lục lại các bài viết cũ cũng khá khó khăn, nên mình lập cái topic về bộ phận truyền động này để anh em tập trung thảo luận.

NSD zin của EN150 có số răng 15-42, số mắc xích là 116 mắc. Trong quá trình sử dụng, một số anh em dùng tỉ số 15-45, 15-46 hoặc 14-42…thì có tác dụng như sau:

+ Nếu tăng số răng dĩa (sau) và/hoặc giảm số răng nhông (trước) —> tăng momen, tăng khả năng tăng tốc, chạy rà được ở số cao hơn, ít giật, leo dốc tốt….nhưng tốc độ tối đa thực tế giảm so với hiển thị trên đồng hồ.

+ Ngược lại, thì tốc độ thực tăng so với hiển thị đồng hồ, xe tăng tốc không bốc bằng, leo dốc phải đi tua máy cao hơn…

Việc tăng giảm một răng nhông trước tương đương với tăng giảm 3 răng dĩa sau. Chẳng hạn, để tăng tốc tốt hơn cho việc đi trong thành phố, chúng ta tăng momem một chút bằng việc thay tỉ số: 15-42 zin thành: 15-43, 15-44, 15-45….

Nhưng, việc tăng số răng dĩa dẫn tới bạn phải tìm mua một cái dĩa mới với vài trăm k là ít nhất. Thay vì vẫn đạt được tỉ số như 15-45, bạn hãy mua một cái nhông 14 giá rẻ hơn rất nhiều.

Vậy EN dùng được nhông 14 của các loại xe nào? Mình đã thử vài nhông 14 vừa khít như (hoặc hơn) nhông zin, đó là:

+ Nhông 14 của Yamaha Exciter, loại 1 lỗ hoặc 2 lỗ (vẫn dùng cái phe cài zin 2 lỗ cho 2 loại này.)
+ Nhông 14 của Yamaha FZ16, loại 1 lỗ (vẫn dùng cái phe cài zin 2 lỗ cho loại này được)

972674_355995101170366_146523854_n_zps69f9af36.jpg
Với cái nhông trước vài chục k, bạn có được cảm giác chạy xe rất khác, xe tăng tốc nhanh, mạnh và đi trong thành phố rất thoải mái. Đi đường trường tốc độ thực giảm không bao nhiêu, vẫn đảm bảo theo đoàn.

VẤN ĐỀ SỐ RĂNG NHÔNG VÀ DĨA: 15/42 & 15/45 thì sao?

Giả sử hai bánh răng ăn khớp nhau như hình của topic, nếu tỉ số là 15/42 như zin thì khi nào hai răng đang tiếp xúc nhau mới gặp lại nhau lần thứ 2?

Kết quả theo mình tính thì: dĩa sau quay 5 vòng, nhông quay 14 vòng thì hai răng lại gặp nhau lần thứ 2.

Nếu tỉ số là 15/45: Dĩa sau quay 1 vòng, nhông quay 3 vòng thì hai răng lại gặp nhau lần thứ 2. Rất nhanh.

Giả sử trong quá trình ăn khớp, một vật thể cứng như…kẹo sing-gum văng vào, gọi hai răng “nhai” nó là số 1. Thì CHỈ CÓ CÁC RĂNG số 1, 15, 30, của dĩa cũng được ăn kẹo. Ăn không đều làm mòn răng không đều —> không tốt vì răng số 1,15,30 sẽ bị “sâu răng” nhanh hơn mấy thằng khác.

e34b5b1e5f3aa607c3450350aadb8057.jpg

Vấn đề của xe SUEN hay các xe khác, hai răng nhông và dĩa không tiếp xúc nhau mà dẫn động qua xích.

Với số lượng mắt xích là 116 hay 118 cho Suen, nó không là bội số của các tổ hợp 15/42; 15/43; 15/44; 15/45 nên chẳng có sự lặp lại NHANH nào ở đây cả, mà qua rất nhiều vòng xích, đều này tốt cho sự mòn đều của tổ hợp nhông-sên-dĩa.

Có chăng lời khuyên hợp nhất là không nên lắp xích có số mắt CHIA HẾT cho số răng nhông hoặc số răng dĩa. Chẳng hạn xích có số mắt 120 chia hết cho 15…

Thực tế, với tổ hợp như 15/42; 15/43 thì 116 mắc xích là vừa đủ, 118 mắc xích là thoải mái.

[fbcomments url="" width="100%" count="on" num="5" countmsg="wonderful comments!"]