Tìm hiểu về các vấn đề “độ” xe moto – Phần 2

MotoSaigon xin tiếp tục chia sẻ về các vấn đề về “độ” xe moto của 1 thành viên trong Team Underground Saigon (1 trong những Team đầu tiên chơi xe moto pkl có tiếng tại Sài Gòn) đây là là chia sẻ đúc kết từ những kinh nghiệm từng trải của cá nhân tác giả. Nội dung rất chi tiết và thực tế. Các bạn cùng tham khảo và chia sẻ những kinh nghiệm của mình để nội dung thêm phong phú nhé.

Phần 2: Thắng (Brake) – hơi dài do quan trọng nha

Phần 1 Vỏ (Lốp) | Phần 2 Thắng (Phanh)| Phần 3: Trợ lực (Steering Damper)| Phần 4: Pô xe | Phần 5: Phuộc xe | Phần 6: Gác chân (Rearsets) | Phần 7: Nhông Sên Dĩa | Phần 8: Mâm vành xe

Thắng moto chia làm 3 loai

1/ Thắng trước
2/ Thắng sau
3/ Thắng số (thắng số ko nói trong phần này)

Tìm hiểu về các vấn đề "độ" xe moto - Phần 2: Thắng (Phanh) Brake motosaigon.vn
Tìm hiểu về các vấn đề “độ” xe moto – Phần 2: Thắng (Phanh) Brake motosaigon.vn

Muốn thắng tốt thì phải kết hợp cả 3. Ở 1 tỷ lệ nhất định nào đó … tạm ví dụ như tỷ lệ tui hay sử dụng là : 50% trước, 30% sau và 20% số thì xe sẽ thắng tốt nhất.

Dĩ nhiên xe Sport sẽ khác với Nake hay Touring…dễ hiểu thôi vì tiết diện bánh trước Sport là 120/17 + Phuộc cứng thì thắng trước sẽ chịu được nhiều % hơn là chiếc F800 bánh trước 110/21 + Phuộc mềm…ví von cho dễ hiểu thôi.

Chỉ có 1 cách duy nhất để tìm ra công thức thích hợp cho xe của mình là Chạy nhiều và tập luyện…từ 1 công thức chuẩn như cái tui đang xài 50/30/20 rồi nếu chạy R1 thì sẽ khác, chạy GSA tui điều chỉnh khác 1 chút … nhưng cũng khôngquá khác biệt… ví dụ cụ thể là cái GSA ko thể nào thắng số nhiều như cai R1 đuoc vì nó như cái xe tăng nặng trên 350kg (xe + nài)…thắng số kiểu chay R1 banh xe hết và cũng chẵng ngon lành gì…ngược lại thì tỷ lệ thắng sau của GSA nhiều hơn R1 nhiều vì GSA nặng đuôi và phân bổ trọng lượng khác với R1…

Sau vỏ thì tui quan trọng nhất đến thắng…phần lớn xe hiện nay thắng đều rất ngon rồi…ko vấn đề gì phải thay đổi cả…nếu các bạn ít tiền và cũng không nghĩ mình sẽ giữ xe đó lâu…hoặc bạn xác định mua Moto cho vui thôi….ko chạy căng lắm thì cũng chẳng cần Upgrade thắng làm gì.

Tuy nhiên nếu bạn muốn hơn 1 chút thì có thể thay đổi như sau:

1/ Thắng trước:

Thắng trước gồm 6 thành phần:

a/ Tay thắng (brake level)
b/ Master Cylinder…tui ko biết tiếng Việt là gì…hình như là Heo Thắng???
c/ Cùm thắng
d/ Dĩa thắng
e/ Dây thắng
f/ Bố thắng.

a/ Upgrade Tay thắng thì 50% là đẹp và 50% là công dụng….Cái tay thắng Zin thì phần lớn làm bằng vật liệu rẻ tiền..nhìn xấu lắm. Cảm giác trên ngon tay cũng không có đã ngón tay. Một nhược điểm nữa là khi ngã xe thì nó gãy ngay…làm mình ko chạy về đươc. cho nên nếu ít tiền thì ta thay 1 cái tay đồ chơi cho đẹp như Pazzo Racing, CRG, Rizoma, Lightech v.v….nhiều lắm.

Chủ yếu là màu mè cho đẹp và vật liệu tốt hơn thì cái ngón tay mình rờ vào cũng sướng hơn…mượt mà hơn…ngoài ra nó có thể chỉnh xa gần tốt hơn Zin…Zin thì hãng làm cho có nên cảm giác rất kém. Ngoài ra có loại Folding…lỡ ngã thì cũng ko bị gãy…lết lết về nhà được.

Thông thường thì có 2 loại Tay thắng là loại Standard bằng size cái zin và loại Ngắn dành cho mấy anh Pro thắng bằng 1 ngón…Tui chạy xe yếu và thắng đôi khi bằng nhiều ngón, đôi khi né Chó Bò Người qua đường đánh phải chụp cả bàn tay vô nên tui chỉ chọn loại Standard.

b/ Cái Master Cylinder là 1 trong những upgrade cần thiết khi chơi 1 số dòng xe như Sport, Nake, supermoto….nói chung là những dòng các bạn sẽ ra chạy gắt…còn Touring hay Adventure thì không cần lắm.

Nếu bạn chơi xe chưa đủ lâu thì khó mà cảm nhận được sự khác biệt giữa thắng zin và thắng đồ chơi. Nói sơ sơ nó thế này: Cái thắng zin thì no chỉ phân ra là 3 giai đoạn 1/ Không ăn 2/ ăn vừa vừa và 3/ ăn 100%….đối với 1 số người thì như vậy chưa đủ. Cái thắng đồ chơi sẽ giúp cho bạn cảm nhận đước nhiều hơn như vậy nữa…nghỉa là: không ăn, 20% ăn, 40% ăn …..80% ăn và 100% ăn…mình sẽ cảm nhận được nhiều mức độ thắng hơn so với tay zin.

Brembo Master Cylinder
Brembo Master Cylinder – MotoSaigon

Ngoài ra, cái thắng zin thì thường là vật liệu đại trà cho sử dụng bình thường…ở 1 cường độ sử dụng cao liêu tục thì áp suất và nhiệt độ cùa master cylinder sẽ tăng cao đến 1 lúc thì mấy cái phốt chịu ko nổi và bung….mất thắng trước. Cái Master cylinder xịn nó khắc phục chuyện đó…cái piston nó To hơn, vật liệu tốt hơn, chịu đước áp suất và nhiệt nhiều hơn…chỉ vậy thôi.

Piston dầu to hơn thì dầu xuống nhiều hơn mà hồi lại cũng nhiều hơn…khiến ngón tay chịu ít lực hơn và feedback về độ nhạy của thắng nhiều hơn…giúp chúng ta chạy tự tin hơn.

Ở ngoài thị trường rất nhiều hãng bán Master cylinder như Brembo, ISR, Beringer v.v…Mình chỉ thích xài Brembo vì xài nhiều rồi…cảm giác tốt, giá OK , thiết kế Ok … chưa bao giờ thất vọng…mấy cái kia ko có thử.

Brembo thông dụng có 3 loại: RCS 19 (350$), Brembo Billet Radial (750$) và loại GP Trên 2000$. 2 loại đầu thì mình đều xài thử qua…rút ra là đối với chạy kiểu Việt Nam thì RCS19 là tốt lắm rồi….vừa ngon vừa rẻ. Có lên tới cái Billet 750$ thì ngoài cái đẹp ra thì cũng chẳng xài tới mức độ 750$ của nó.

Nhiều bạn quan niệm như thế này: Mắc tiền là ngon. Có bạn còn nói với mình là cái Billet 750$ không ngon, phải mua GP thắng mới ngon…thật ra đây là quan điểm sai lầm hoàn toàn. Cái Master Cylinder GP nó chỉ khác mọi loại kia ở đường kính Piston và dung tích buồng dầu cùng với chất liệu chủ yếu để chịu được Nhiệt và Áp Suất…nó không giúp gì đươc cho các bạn khi chạy đi uống cafe hay chạy đi Vũng Tàu cả…

Thằng Rossi nó chạy tới 330km giờ ở đường thẳng rồi nó ép cái xe giảm xuống khoảng 90km/h để vào cua ở cuối đường….thằng nào thắng càng trễ thì càng lợi thế…nó làm như vậy khoảng 15 cái cua nhân với 20 vòng = 300 lần…cho nên áp suất trong buồng dầu của Thắng là cực kỳ lớn và áp suất lớn thì nhiệt lớn…với những vật liệu rẻ tiền thì nó sẽ chịu ko nổi và biến dạng ngay…cho nên nó cần xài cái Tay GP…

Nếu bạn cần thiết phải giảm tốc từ 299km/h xuống cón 100km/h liên tục trong chỉ cần 100 lần trong 1 tour chạy thì mình nghĩ bạn mua cái GP 2000$ là Đúng…còn không chạy đươc như vậy thì hoàn toàn cái tay GP của Bạn không có tác dụng gì hết ngoài tác dụng để khoe…nói vậy không phải là chê bai ai cả…Các bạn có tiền thì cứ xài cho thoả ý mình thôi…nhưng phải hiểu cho đúng để khi khoe thì người ta không cười mình.

Ví dụ bạn khoe : mình thừa tiền mua cái tay GP gắn cho giống Rossi chơi….thì ko ai dám cười. Còn nếu khoe là : Mình mua tay GP chạy cho ngon hơn Tay Billet thì chắc chắn là sẽ bị cười.

Còn trên 1 số dòng xe khác như Touring, Adventure thì gần như không cần thiêt phải thay vì chúng ta chẳng chạy điên chạy khùng như Sport hay Nake. Mình thì thích mấy dòng BMW…mà BMW làm Tay thắng rất nhẹ và rất ngon…cho nên chẵng cần thay…tuy nhiên mấy dòng xe Nhật thì vẫn dùng mấy cái Nissin cùi bắp nên ai có điều kiện thì cứ thay thôi.

c/ Heo thắng – Cùm thắng

Trước đây thì mấy con heo Nissin Zin bèo lắm…chạy rất chán…mình hay that bằng mấy con Heo Brembo M4. Nói về heo thắng thì cũng tương tự như bên trên đã nói về Master Cylinder…cũng Piston, cũng buồn dầu…khác nhau đúng các tiết diện và vật liệu để chịu nhiệt và áp suất. Mấy hãng làm Master cylinder cũng có làm luôn Cùm thắng…tuy nhiên thông dụng nhất là Brembo…Hiện nay thì dòng M4 đã quá cũ rồi…đẹp và thông dụng hơn là mấy cái GP4- Billet Nickel…khoảng 1600$ nhìn đẹp và rất ngon…ai có tiền thì chơi thôi.

Heo thắng Brembo GP4 Billet Nickel
Heo thắng Brembo GP4 Billet Nickel

Mấy năm gần đây mình thấy Cùm thắng zin trên R1 cũng như trên BMW đều rất tốt rồi nên gần như không có nhu cầu thay nữa…dĩ nhiên là thay đồ chơi thì nhìn cái xe nó ngầu hơn, đậm chất chơi hơn…hoàn toàn tuỳ suy nghĩ của mỗi chủ xe thôi. Cá nhân thì chẳng cần tốn tiền cho món này làm gì nữa…

d/ Dĩa thắng

Có 3 loại dĩa thắng: Fixed, Fully floating và Semi-Floating

Dĩa thắng Fixed nghĩa là 1 khối…phần bắt vô mâm và phần ăn bố thắng chung 1 miếng với nhau. Rẻ và hoạt động ok trong 1 ngưỡng nào đó thôi…tuy nhiên dưới tình trạng hoạt động nhiều dẫn đến nhiệt lớn thì nó không có khả năng dãn nở và nó sẽ bị biến dạn…thường thì bạn nhìn mấy cái dĩa thắng của Cruiser sẽ thấy nó chỉ có 1 miếng….nhưng ít khi nào mà chạy Cruiser đến mức sản sinh nhiệt để biến dạng dĩa thắng cả.

Cả 2 loại còn lại là Fully Floating và Semi-Floating thì đều gồm 2 miếng khác nhau. Phần nhôm ở giữa gắn vô mâm và phần thép ở ngoài để ăn bố thắng. Khi nhiệt lên cao thì phần thép ngoài thoải mái giãn nở và khi nguội thì co lại mà không ảnh hưởng gì đến phần bắt chết bên trong.

Các loại thắng đĩa cho xe moto pkl

Thông thường thì mấy cái dĩa zin của xe sport đều đã Semi-Float hết rồi…nếu bạn nào có nhu cầu chạy gắt, chạy trường mà nghĩ rằng mình có thể xài tới mức sản sinh ra nhiệt rất cao ở thắng trước thì nên đôi sang Fully Floating…

Ngoài ra thì nếu dư tiền vẫn có thể chuyển sang Fully Floating chủ yếu cho Đẹp cái xe…đơn giản như vậy thôi. Có nhiều bạn nói với tui rằng dĩa Bông ngon hơn, giải nhiệt tốt hơn…thật ra là mấy bạn bị lừa hết…Cái Bông hay mấy cái lỗ càng nhiều thì diện tích tiếp xúc với bố thắng càng ít lại nên chắc chắn là nó sẽ giải nhiệt tốt hơn…điều đó là đương nhiên. Nhưng có bạn nào chạy tới ngưỡng đó đâu mà đòi Tốt hơn…tất cả chỉ là Tâm Lý mà thôi.

Nhươc điểm của Fully Floating là nó kêu lạch cạch khó chịu lắm vì nó có độ rơ mà….chạy nó rung…thế thôi.

Nói thêm 1 chút là dĩa sau chủ yếu là dĩa Fixed…vì ít khi chúng ta sử dụng thắng sau…nhưng nó vẫn Nóng…cho nên người ta mới làm cái Dỉa sau dày hơn cái dĩa trước để tránh biến dạng.

Thị trường hiện nay thì phổ biến nhất là Galfer và Brembo…Cá nhân thì xài cả hai rồi…thích Galfer hơn Brembo. Sắp tới thì đang nhắm tới cái dĩa ISR High-Carbon Steel…thấy đẹp xài thử coi ngon ko mà chưa có tiền.

Ngoài ra còn 1 loại nữa là dĩa thắng Carbon Ceramic…Không phải nói nhiều về loại này vì chả bao giờ mua làm gì…Dĩa thắng CArbon chủ yếu là để chịu nhiệt thiệt là cao trong trường đua…như ví dụ bên trên…Từ 330km giờ xuống còn 90 khoảng 300 lần trong 1 tiếng thì không thép nào chịu nổi và sẽ biến dạng hết…cho nên người ta mới sử dụng Carbon Ceramic…ngoài ra thì nó khá bền…khó mà mòn được. Nhược điểm lớn nhất của Carbon Ceramic là phải làm nóng thì mới ngon…còn nguội thì không ngon…mà từ đây bào ra Nha Trang chưa chắc đã làm nóng nổi cái dĩa Carbon Ceramic. Nhược điểm thứ 2 của nó là “Mắc Quá”…chỉ có đội đua hoăc nhà giàu show off thì mới dám xài.

e/ Dây thắng

Dây thắng là món yêu thích nhất của mình. thường trên xe zin thì nhà sản xuất họ xài dây bằng cao su…Mà đặc tính của cao su là co giãn. Nếu áp suất dầu trong ống lên cao thì sẽ có 1 độ co giãn nhất định của dây cao su khiến cho cảm giác thắng bị hao hụt 1 chút xíu…nôm na là nếu bạn thắng bên trên khoảng 80% lực thì khi xuống tới con Heo dưới nó sẽ không còn 80% mà sẽ mất đi 1 ít do cái dây cao su nó giãn nở…cho nên xuống dưới đôi chi chi còn 70%. Theo thời gian thì mấy cái ống cao su này sẽ giản đến một mức độ mà Bạn sẽ cảm thấy thắng rất Tệ…bạn phải bóp thắng nhiều hơn cần thiết để đạt đươc độ hãm xe như mong muốn.

day-thang-xe-moto-pkl-motosaigon

Ví dụ bình dân thôi ngen…chứ ko phải giải thích khoa học đâu…nói vậy cho dễ hiểu.

Cho nên đối với Sport thi thường là nguời ta thay dây thắng Thép…Cấu tạo gồm 1 ống cao su được bọc thép bên ngoài rồi thêm 1 lơp PVC để chống chọi với các nhân tố bên ngoài…dây thắng thép sẽ cho bạn cảm giác thắng tốt hơn, không giãn nở theo thời gian.

Và quan trong nhất là nhìn nó Đẹp…có cái dây xanh xanh đỏ đo chạy dọc thân xe nhìn nó hay hay. Rất nhiều hãng làm dây như GAlfer, Hel, Gooridge…đều ổn như nhau cả.

f/ Bố Thắng:

Bố thắng xe Moto chia làm 3 loại: Sintered, Semi Sintered và Organic.

Các loại bố thắng: Sintered - Semi Sintered - Organic
Các loại bố thắng: Sintered – Semi Sintered – Organic MotoSaigon.vn

Hiện nay phổ biến nhất là Bố Sintered vì nó có thể hoạt động ở tất cả các môi trường mưa, sình lấy, khô ráo v.v…Sintered nôm na là bố thắng có trộn luôn mạt kim loại (ví dụ như Đồng) bên trong để tạo thành một hợp chất có khả năng chịu ma sát rất cao. Tất cả các xe đua đều phai sử dụng Sintered vì nó chịu nhiệt rất cao…ngoài ra thì ở những vùng có đèo nuí và dốc nhiều cũng phải xài Sintered để bố thắng chịu nhiệt tốt. Ngoài ra thì nó cũng bền hơn các loại bố thắng khác…đỡ phải thay hoài. Nhược điểm của nó là nó bào dĩa thắng kinh khủng…

Khác với Sintered thì Bố organic rất mềm, êm ái…nhưng chỉ thắng tốt ở trời khô. Khi trời mua hay bùn sình thì thắng không còn tốt nữa. Ngoài ra thì nó chỉ chịu đươc 1 mức nhiệt nhất định…nóng qua ngưỡng thì nó sẽ cháy và chúng ta mất thắng. Ngoài ra thì do mềm nên nó mau mòn và sinh ra rất nhiều bụi…phải vệ sinh heo thắng thường xuyên.

Còn Semi-Sintered thì nằm ở giữa 2 loại trên…tuỳ nhu cầu mà mua.

Cá nhân thì lúc nào cũng xài cho banh bố Zin rồi ra mua Sintered mà thay vô…hiện nay trên thị trường nhiều hiệu lắm: EBC, Brembo v.v….Mình thì thấy EBC ổn nên phần lớn đều xài EBC.

2/ Thắng sau: Xem Thắng trước thì chắc hiểu hết về thắng sau rồi hen.

Kể chút về kinh nghiệm cá nhân…lúc trước có đi R6 2008 1 tour chạy gắt từ Sài Gòn – Nha Trang và ngước lại….về đến cỡ Đồng Nai thì đường đông nên vừa nạp rồi chụp thắng trước rồi nạp…một hồi thì mất thắng trước do dây dầu giãn…cho nên bò từ từ về bằng thắng sau…một hồi thắng trước nguội thì nó Ok lại. Về nhà lột bỏ bộ thắng zin…mua RCS 19 + dây Galfer và heo M4 gắn vô ngay lập tức…Rạng sáng Noel 2010 đưa xe cho 1 anh mượn để đi Nha Trang…ông hứng bất tử hay sao mà và đoàn kéo trên đương Lê Duẩn khoảng 3 giờ sáng….kéo từ Mac đỉnh chi tới Đinh Tiên Hoàng là mình thòng ga mà thẳng chả qua luôn đến giữa đường thắng trối chết, xe giãy đành đạch chắc 15m nữa là dính vô cổng của Sở thú luôn…kakaka…ko có bộ thắng ngon là đi về nhà sớm rồi…ông đó sợ quá leo xuống ko chạy R6 nữa.

bmw-di-tour-motosaigon
Team Underground Saigon

Tháng 12 vừa rồi chở vợ đi Mei Hong Son chơi….khoảng trên 2000 cái cua đèo dốc….có lẽ xe nặng nên mới 2/3 là mất thắng do sôi dầu…Phải dừng lại dội nước 1 hồi mới có lại…cái dĩa sau nóng quá biến dạng tím ngắt…ngồi kể chuyện mới nhớ là chưa mua dĩa thắng sau để thay…

Phần 1 Vỏ (Lốp) | Phần 2 Thắng (Phanh)| Phần 3: Trợ lực (Steering Damper)| Phần 4: Pô xe | Phần 5: Phuộc xe | Phần 6: Gác chân (Rearsets) | Phần 7: Nhông Sên Dĩa | Phần 8: Mâm vành xe

MotoSaigon.vn – Team Underground Saigon

[fbcomments url="" width="100%" count="on" num="5" countmsg="wonderful comments!"]